Nhạc cụ truyền thống Việt Nam rất đa dạng, trong đó phải nói đến đàn Bầu. Đàn Bầu hay còn có cái tên đó là Độc huyền cầm, vốn dĩ là nhạc cụ thuần Việt nên đàn Bầu mang tính đặc trưng của đất nước chúng ta.
Để biết rõ hơn về cách chơi đàn Bầu thì bài viết ngày hôm nay Học Nhạc 247 sẽ hướng dẫn bạn học đánh đàn Bầu.
Đàn Bầu là gì?
Đàn Bầu là gì?
Đàn Bầu là nhạc cụ truyền thống xuất hiện bên cạnh các nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Cấu trúc âm thanh và lối diễn tấu nó khác hoàn toàn so với các loại nhạc cụ còn lại. Xuất hiện hàng ngàn năm trước, nên sự biến hóa của đàn Bầu rất đa dạng.
Cấu tạo đàn Bầu
Đàn Bầu có hình dạng ống tròn được làm bằng chất liệu tre, bương, luồng hoặc hình hộp chữ nhật (bằng gỗ). Chiều dài khoảng 110 cm, đường kính hoặc bề ngang ở đầu to khoảng 12,5 cm, đầu nhỏ khoảng 9,5 cm, cao khoảng 10,5 cm.
Mặt đàn và đáy đàn được làm bằng gỗ ngô đồng, gỗ thông hoặc gỗ tung. Mặt đàn hơi cong lên một chút, đáy đàn phẳng có một lỗ nhỏ để treo đàn, một hình chữ nhật ở giữa để thoát âm thanh đồng thời cầm đàn khi di chuyển và một khoảng trống để cột dây đàn.
Thành đàn được làm bằng gỗ cứng cẩm lai hoặc mun để cho chắc chắn thì các nghệ nhân gắn thêm ốc vít cho khóa dây đàn.
Trên mặt đầu có một miếng kim loại. Dây đàn được luồn xuống và cột vào trục xuyên qua thành đàn, trục này được làm đẹp và nó được giấu phía sau thành đàn. Trên mặt đầu nhỏ của đàn có một cần dây làm bằng gỗ hoặc sừng, được gọi là cần đàn hoặc vòi đàn.
Cần đàn xuyên qua nửa đầu trái bầu khô hoặc tiện bằng gỗ theo hình dạng tương tự và cắm vào một lỗ trên mặt đầu nhỏ của vỏ đàn. Một đầu dây đàn buộc cố định vào cần đàn khoảng giữa bầu đàn.
Que gảy đàn Bầu: thường được vót bằng tre, giang, thân dừa, gỗ mềm…Ngày xưa hay dùng que dài khoảng 10 cm, ngày nay với nhiều kỹ thuật diễn tấu nhanh nên người ta hay dùng que ngắn chừng 4-4,5 cm.
Học đàn Bầu như thế nào?
Học đánh đàn Bầu chưa bao giờ là đơn giản, tuy nhiên không phải là quá khó khăn khi bạn tuýp hướng dẫn đàn Bầu dưới đây:
Định âm chuẩn cho dây đàn
Mô tả xác định điểm chia nốt trên dây đàn Bầu. Người ta thường định âm cho đàn Bầu theo dây buông có âm tự nhiên, nhưng có khi chỉnh theo từng bài bản. Nếu bài nhạc cung đô là chủ âm thì định âm dây buông tự nhiên là Đô.
Ngoài ra còn vài cách định âm khác như là Đô 1, Sol 2, Mi 2 và Đô 3 còn có thể tạo âm thực bằng cách gảy dây buông.
Sử dụng que gảy đàn
Người diễn cầm que bằng tay phải, đặt que trong lòng bàn tay phải, đặt que trong lòng bàn tay làm sao để que hơi chếch so với chiều ngang dây đàn.
Que đàn được đặt trên 2 đốt ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải, còn đốt thứ nhất của ngón cái thì giữ que đàn, đầu nhỏ của que thường nhô ra khoảng 1,5 cm.
Hai ngón còn lại thì hơi cong theo ngón trỏ và giữa. Khi gảy dây ta đặt cạnh bàn tay vào điểm phát ra bội âm, hất nhẹ que đàn cùng lúc nhấc bàn tay lên, ta sẽ có được âm bội.
Những điểm cạnh bàn tay chạm vào gọi là điểm nút, những điểm trên dây đàn được que gảy vào gọi là điểm gảy. Do đàn Bầu không có phím nên những điểm nút được coi là cung phím của đàn Bầu.
Điều chỉnh tư thế diễn tấu
Ngồi khoanh chân trên chiếu để đàn thì đầu gối chân mặt phải tì vào cạnh mặt đàn nhằm giữ cho cây đàn khỏi bị xê dịch. Ngày nay, các nghệ sĩ thường dùng tư thế đứng hoặc ngồi trên ghế để diễn tấu. Khi đó, đàn được đặt trên giá gỗ có các chốt định vị có độ cao tương ứng với vị trí ngồi của nghệ sĩ.
2 tư thế ngồi truyền thống:
- Tư thế chống gối
- Tư thế ngồi xếp bằng
Ngoài 2 tư thế truyền thống, thì ngày nay khi trình diễn các nghệ sĩ diễn tấu còn có tư thế ngồi ở ghế nữa. Từ mặt đất lên bàn đàn ước chừng khoảng 50 đến 70 cm.
Cách đặt tay lên cần đàn và dây đàn
- Ngón rung: Ngón rung rất quan trọng vì không những nó làm cho tiếng đàn mềm mại mà nó còn thể hiện phong cách của bản nhạc. Với các bài buồn, hoặc bài vui, ta phải rung theo những âm đã được quy định.
- Ngón vỗ: Vỗ ngón cái, vỗ ngón trỏ tạo ra âm thanh hãm và thăng giáng liên tục, ngắt quãng do dao động âm tắt nhanh.
- Ngón vuốt: miết ngón tay vào cần đàn để tạo độ trượt qua các thang âm và dừng lại ở thang âm quy định trong bản nhạc.
- Ngón luyến: kéo thẳng cần tăng hoặc giảm tới âm quy định
- Ngón tạo tiếng chuông: Nhấn cườm tay vào dây đàn để hãm bớt âm chính và tạo ra âm bội trên âm chính có sẵn.
Kết luận
Chơi đàn Bầu như gìn giữ nét đẹp truyền thống dân tộc, Học Nhạc 247 tin rằng với sự hướng dẫn này có thể giúp bạn trở thành một nghệ sĩ đàn Bầu nổi tiếng.