Có rất nhiều loại trống đang có mặt trên thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay: Trống Cái, trống Lễ, trống Cơm, trống Đầu, trống Đồng, trống Lục Lạc,… Mỗi loại trống sẽ có những nhịp đánh khác khác nhau.
Rất nhiều người rất thắc mắc rằng cách đánh trống Lục Lạc như thế nào? Vậy thì hãy đồng hành cùng Học Nhạc 247 sau đây để biết về cách tạo ra âm thanh từ nó nhé.
Khái quát chung về trống Lục Lạc
Trống Lục Lạc là một loại nhạc cụ truyền thống phổ biến trong nhiều nền văn hoá Á Đông, đặc biệt là ở âm nhạc Trung Hoa. Nó thường được sử dụng trong các sự kiện đặc biệt như Tết Trung Thu, âm thanh của loại trống này rất nhộn nhịp, từng bừng.
- Trống Lục lạc thường có 2 loại chính: loại có đáy và không đáy.
- Chúng có nhiều hình dáng đa dạng: hình lục lạc, hình lục giác, nhưng phổ biến nhất vẫn là hình tròn.
- Âm thanh của loại trống này rất đơn giản, chỉ cần gõ lên bề mặt trống là đã tạo ra được âm thanh.
- Trống được xuất hiện ở những bản nhạc cổ điển, nhạc pop, rock,…
Cấu tạo của trống Lục Lạc
Trống Lục Lạc thường có cấu trúc đơn giản nhưng lại rất đặc biệt, cấu tạo gồm 3 bộ phận cơ bản: Mặt trống, bộ khung, vòng lắc. Ngoài 3 bộ phận cơ bản thì với sự phát triển đổi mới của trống theo từng giai đoạn mà các nghệ nhân thêm vào các bộ phận tiểu tiết.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo của trống lục lạc thì tiếp tục đồng hành cùng Học Nhạc 247 nhé.
- Mặt trống: Mặt trống thông thường sẽ được làm bằng da dê.
- Khung trống: Chiều dài của khung trống được làm bằng gỗ, xung quanh khung trống có những khổ khuyết mục đích là để tạo vòng lắc để tạo vật nắm cho người chơi trống.
- Vòng lắc: Được làm bằng kim loại như đồng đỏ, đồng thiếc,…
- Dây đeo: Mục đích gắn thêm dây đeo để người chơi có thể dễ dàng cầm và đánh trống trong quá trình biểu diễn, dây đeo cũng tạo ra phong cách dáng vẻ người nghệ sĩ say mê chơi trống.
- Dây kết nối: Dây này giúp các nghệ sĩ dễ dàng di chuyển khi biểu diễn.
- Nút điều chỉnh: Điều chỉnh âm thanh.
Lộ trình dạy gõ bo bằng tay
Cách đánh trống Lục Lạc hay còn gọi là cách đánh bo, đây là cách gọi quen thuộc được dùng ở Việt Nam. Muốn người học có thể chơi trống, gõ bo bằng tay một cách dễ dàng vào tạo ra âm thanh hay thì người dạy đánh trống bo sẽ đi theo lộ trình 3 bước:
Hướng dẫn về tư thế cầm trống
Bắt đầu hướng dẫn học viên cách cầm tròn, một tay ở dưới một tay ở trên.
Năm ngón tay nắm chặt trống nhưng không được để quá chặt.
Giới thiệu về nhịp điệu
Mỗi giáo viên sẽ có mỗi giáo trình và lộ trình khác nhau, tuy nhiên bước đầu nhìn chung các giáo trình ngày đầu đều giải thích khái niệm và tầm quan trọng của việc đánh theo nhịp.
Học viên được hướng dẫn nhận biết nhịp và làm quen với cách đánh trống với các bài có nhịp điệu đơn giản.
Thực hành
Sau khi được các giáo viên giới thiệu xong phần lý thuyết cơ bản thì tiếp đó là bắt đầu làm quen với các bài thực hành đơn giản, đánh một nhịp điệu liên tục và cố định cho đến khi nhuần nhuyễn.
Cách gõ bo bằng tay
Sau khi được học qua kỹ thuật dạy gõ bo cơ bản của giáo viên thì học viên đã có nền tảng kiến thức gõ bo, học viên hay áp dụng kiến thức đó để áp dụng vào việc thực hành với các bước sau.
Sử dụng ngón tay và lòng bàn tay
Đặt lòng bàn tay lên một phần của trống, sử dụng ngón tay để đánh vào lòng bàn tay đó.
Khi đánh, đảm bảo rằng ngón tay của bạn đang đánh vào lòng bàn tay với một lực đủ để tạo ra âm thanh đầy đủ và rõ ràng.
Thực hiện cách đánh bo
Tập trung lực vào đùi trống một cách mạnh mẽ và dứt khoát khi đánh trống. Đánh vào phần trung tâm để phát ra âm thanh vang dội, chất lượng.
Điều chỉnh
Cảm nhận âm thanh bằng thính giác sau đó điều chỉnh theo lý thuyết, nếu âm thanh chưa hay thì thay đổi lực đánh và vị trí ngón tay sao cho phù hợp.
Đánh đều đặn
Đúc kết lại một điều rằng, kiên nhẫn và sự kiên trì là một yếu tố quyết định thành công khi chơi trống. Kiên trì luyện tập, để có cơ hội cải thiện kĩ năng.
Lời kết
Như vậy là Học Nhạc 247 đã giúp bạn có những kiến thức về cách đánh trống lục lạc rồi. Học Nhạc 247 hy vọng rằng bạn sẽ trở thành một tay chơi trống nổi tiếng bậc nhất nhé.